Địa lý và khí hậu Tripura

Lúa được trồng trên các đồng bằng phù sa tại Tripura.

Tripura là một bang nội lục tại Đông Bắc Ấn Độ với diện tích 10.491,69 km2 (4.050,86 sq mi), là bang nhỏ thứ ba tại Ấn Độ, đứng trên GoaSikkim. Tripura trải dài từ 22°56'B đến 24°32'B, và từ 91°09'Đ đến 92°20'Đ.[17]:3 Khoảng cách tối đa của bang là 184 km (114 mi) từ bắc đến nam, và 113 km (70 mi) từ đông sang tây. Tripura giáp với quốc gia Bangladesh ở phía tây, bắc và nam; giáp với bang Assam ở phía đông bắc; và giáp với bang Mizoram ở phía đông.[17]:3 Có thể tiếp cận với Tripura thông qua các quốc lộ đi qua huyện Karimganj của Assam và huyện Mamit của Mizoram.[25]

Địa văn học của Tripura mang đặc trưng với các dãy đồi, thung lũng và đồng bằng. Bang có năm dãy nếp lồi gồm các đồi chạy từ bắc xuống nam, từ Boromura ở phía tây, qua Atharamura, Longtharai và Shakhan, đến vùng Đồi Jampui ở phía đông.[26]:4 Các nếp lõm xen giữa là các thung lũng Agartala–Udaipur, Khowai–Teliamura, Kamalpur–Ambasa, Kailasahar–Manu và Dharmanagar–Kanchanpur.[26]:4 Trên cao độ 939 m (3.081 ft), Betling Shib trên dãy Jampui là điểm cao nhất trong bang.[17]:4 Các gò nhỏ biệt lập nằm rải rác khắp bang được gọi là tillas, các thung lũng phù sa màu mỡ song hẹp chủ yếu nằm ở phía tây và chúng được gọi là lungas.[17]:4 Một số sông khởi nguồn từ các đồi của Tripura và chảy sang Bangladesh.[17]:4 Khowai, Dhalai, Manu, Juri và Longai chảy hướng về phía bắc; Gumti chảy về phía tây; và Muhuri cùng Feni chảy về phía tây nam.[26]:73

Dữ liệu thạch địa tầng do Cục Nghiên cứu địa chất Ấn Độ phát hành xác định niên đại của các đá nằm giữa thế Tiệm Tân (34-23 triệu năm trước), và thế Toàn Tân (bắt đầu từ 12.000 năm trước) theo niên đại địa chất.[26]:73–4 Các đồi có đất laterit đỏ có đặc tính xốp. Đất phù sa phủ trên các bãi bồi và thung lũng hẹp, hầu hết đất nông nghiệp nằm trên các bãi bồi và thung lũng ở phía tây và nam.[17]:4 Theo Cục Tiêu chuẩn Ấn Độ, theo thang đo từ I đến V theo thứ tự tăng dần về tính nhạy cảm với địa chấn, Tripura thuộc khu địa chấn V.[27]

Tripura có khí hậu xa van nhiệt đới, được xác định là Aw theo phân loại khí hậu Köppen. Địa hình nhấp nhô dẫn đến những biến thiên địa phương, đặc biệt là trên các dãy đồi.[28] Bốn mùa chính trong năm là mùa đông từ tháng 12 đến tháng 2; mùa trước gió mùa hay mùa hè kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4, mùa gió mùa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9; và mùa sau gió mùa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 11.[29] Trong mùa gió mùa, gió mùa tây nam đưa đến các cơn mưa lớn, gây lũ lụt thường xuyên.[17]:4[26]:73 Lượng mưa trung bình năm từ năm 1995 đến năm 2006 dao động từ 1.979,6 đến 2.745,9 mm (77,94 đến 108,11 in).[30] Trong mùa đông, nhiệt độ dao động từ 13 đến 27 °C (55 đến 81 °F), còn nhiệt độ vào mùa hè dao động từ 24 và 36 °C (75 và 97 °F).[29] Theo tường trình của Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tripura nằm trên đới "có nguy cơ chịu thiệt hại rất cao" do gió lốc.[31]

Dữ liệu khí hậu của Agartala, thủ phủ của Tripura
Tháng123456789101112Năm
Cao kỉ lục °C (°F)31.935.138.941.542.240.237.736.436.138.234.233.142,2
Trung bình cao °C (°F)25.628.332.533.732.831.831.431.731.731.129.226.430,5
Trung bình thấp, °C (°F)10.013.218.722.223.524.624.824.724.322.016.611.319,7
Thấp kỉ lục, °C (°F)3.54.79.413.216.118.921.220.020.014.69.22.02,0
Giáng thủy mm (inch)27.5
(1.083)
21.5
(0.846)
60.7
(2.39)
199.7
(7.862)
329.9
(12.988)
393.4
(15.488)
363.1
(14.295)
298.7
(11.76)
232.4
(9.15)
162.5
(6.398)
46.0
(1.811)
10.6
(0.417)
2.146
(84,49)
Nguồn: Cục Khí tượng Ấn Độ[32][33]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tripura http://books.google.ch/books?id=ixSANFgMjW0C&pg=PA... http://books.google.ch/books?id=ixSANFgMjW0C&pg=PA... //www.amazon.com/dp/B0000CQFES //www.amazon.com/dp/B0006E4EQ6 //www.amazon.com/dp/B0006ENGHO http://www.business-standard.com/article/economy-p... http://archive.deccanherald.com/Content/Jul252008/... http://books.google.com/books?id=-O18xhA_BXUC&pg=P... http://books.google.com/books?id=-mcwAQAAIAAJ http://books.google.com/books?id=ApzUuLiO0jYC&pg=P...